Nhà xưởng khung thép tiền chế là loại mô hình nhà xưởng được thiết kế hoàn toàn từ khung thép. Không chỉ tiết kiệm chi phí mà thời gian thi công cũng nhanh chóng nhơn rất nhiều. Hãy cùng ALPHA tìm hiểu loại hình nhà xưởng này ngay trong bài viết dưới đây.
Nhà xưởng khung thép tiền chế là gì?
Nhà xưởng khung thép tiền chế hay còn gọi là nhà xưởng tiền chế là loại nhà được xây dựng với phần khung (khung kèo, cột, dầm) gọi chung là khung thép là vật liệu bằng thép, thường là thép định hình hoặc thép tổ hợp, được lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật. Toàn bộ hệ kết cấu thép như: cột trụ, khung kèo, xà gồ… được sản xuất và gia công sẵn tại nhà máy theo bản vẽ từ trước nên việc lắp đặt tại công trường diễn ra rất nhanh chóng.
Thông số của nhà xưởng thép tiền chế
- Chiều rộng (khẩu độ): Chiều rộng của nhà xưởng tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về chiều rộng. Chiều rộng nhà xưởng được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
- Chiều dài: Chiều dài của nhà xưởng tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về chiều dài. Chiều dài nhà xưởng sẽ được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
- Chiều cao: Chiều cao của nhà xưởng tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà xưởng sẽ được tính từ chân cột đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
- Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy là i = 15%.
- Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc của nhà xưởng. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài nhà xưởng và mục đích sử dụng trong nhà.
- Tải trọng: Tải trọng tính toán tác động lên công trình bao gồm các loại tải như sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng cầu trục tải trọng sàn (nếu có), tải trọng gió, tải trọng sử dụng.
Kết cấu nhà xưởng khung thép tiền chế
Một mô hình nhà xưởng thép tiền chế thông thường gồm 5 bộ phận chính:
Kết cấu móng
Móng nhà xưởng có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống kết cấu và nền đất cứng phía dưới. Hiện nay, nhà xưởng thép tiền chế vẫn sử dụng kết cấu móng bê tông cốt thép để đảm bảo độ vững chắc. Móng nhà xưởng được chia làm 4 loại phổ biến là: móng băng, móng cọc, móng đơn và móng bè. Tùy vào vị trí địa lý (địa chất) và tải trọng của công trình mà doanh nghiệp được nhà thầu tư vấn lựa chọn loại móng phù hợp
Nền nhà xưởng
Nền nhà xưởng thường sẽ được đổ bê tông, dưới là một lớp cát đầm và đá base. Chiều dày của nền bê tông được thiết kế dựa trên tải trọng của toàn bộ công trình. Ngoài ra nếu cần bề mặt sàn sạch sẽ và sáng bóng thì doanh nghiệp nên sơn epoxy hoặc đánh bóng nền trước khi sử dụng.
Khung cột, kèo
Đây là hệ thống kết cấu chính của công trình thép tiền chế. Cột, kèo nhà xưởng được các kỹ sư thiết kế đảm bảo khả năng chịu lực và vượt nhịp lớn (lên tới 100m) theo yêu cầu của khách hàng. Cột và kèo thường được thiết kế theo dạng dàn hay dạng thép H thay đổi tiết diện và liên kết với nhau bằng bản mã và bu lông cường độ cao.
Cửa trời và mái canopy
Cửa trời có tác dụng thông gió mang lại sự thoáng mát và trong lành cho nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân làm việc. Thông thường, cửa trời được thiết kế đặt ở trên đỉnh nhà xưởng. Mái Canopy là hệ thống mái sảnh, có tác dụng che mưa nắng cho các vị trí cửa ra vào và các cửa sổ của nhà xưởng.
Xà gồ và hệ giằng
Xà gồ được ứng dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế thường có dạng chữ Z hoặc C,… Xà gồ sẽ liên kết trực tiếp với hệ thống khung, cột chính có tác dụng nâng đỡ mái tôn bên trên. Khoảng cách chuẩn giữa hai xà gồ dao động trong khoảng 1m đến 1,5m. Hệ giằng (gồm: giằng cột, giằng xà gồ, giằng mái) có tác dụng tăng sự ổn định cho hệ thống kết cấu chính trong suốt quá trình từ thi công lắp đặt đến sử dụng.
Mái tôn che phủ cách nhiệt
Mái tôn che nhà xưởng là loại tôn có một lớp mạ màu. Vừa chống lại sự ăn mòn của môi trường xung quanh vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho nhà xưởng. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nắng nóng như ở Việt Nam, tôn che mái thường được thiết kế thêm một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh hoặc sơn chống nóng.
Ứng dụng của nhà xưởng khung thép tiền chế
- Công trình công nghiệp: Trong lĩnh vực công nghiệp, nhà tiền chế được ứng dụng phổ biến nhất trong xây dựng nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho… bởi sự tiện lợi trong thi công, tháo rỡ cũng như khi có nhu cầu mở rộng.
- Công trình dân dụng: Đảm bảo đầy đủ các yếu tố về thẩm mỹ, kiến trúc công trình và độ bền lên tới 100 năm tuổi tiết kiệm thời gian và chi phí thi công so với công trình bê tông cốt thép thông thường, nhà thép tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng như nhà trọ, nhà ở, quán cà phê…
- Công trình công cộng: Nhà thép tiền chế được ứng dụng làm bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo, phòng thí nghiệm, trung tâm hội nghị, nhà thờ, bảo tàng, nhà chờ xe buýt, mái che cho người đi bộ…
- Công trình thương mại: Công trình như trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng trưng bày, showroom, siêu thị, văn phòng, nhà thi đấu thể thao hoặc bảo tàng, trạm xăng… cũng bắt đầu cập nhập xu hướng xây dựng mới – nhà thép tiền chế, để phù hợp với mục tiêu và định hướng kinh doanh của chủ đầu tư.
Nên xây nhà xưởng khung thép tiền chế hay nhà xưởng bê tông cốt thép?
Nhà xưởng khung thép nói riêng và nhà khung thép nói chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với nhà xưởng bê tông cốt thép và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện nay.
- Thiết kế linh hoạt: Khung thép tiền chế có thể được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách hàng, bao gồm cả kích thước, hình dạng và mục đích sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Khung thép tiền chế được sản xuất công nghiệp, giúp giảm thiểu thời gian xây dựng và giảm chi phí so với các phương pháp xây dựng truyền thống.
- Dễ dàng lắp đặt: Các bộ phận của khung thép tiền chế được sản xuất sẵn và có thể được lắp ráp nhanh chóng và dễ dàng.
- Khả năng chịu lực tốt: Khung thép tiền chế có khả năng chịu lực tốt, cho phép chúng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nặng.
- Độ bền cao: Khung thép tiền chế có tính bền và độ bền cao, cho phép chúng chịu được tác động của thời tiết, độ ẩm và các yếu tố khác.
- Dễ dàng bảo trì: Khung thép tiền chế không bị mối mọt hoặc ảnh hưởng bởi sự suy giảm do thời gian, điều này giúp cho việc bảo trì và bảo dưỡng dễ dàng hơn.
Quy trình xây dựng xưởng khung thép tiền chế
Thiết kế
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng xưởng là thiết kế. Việc thiết kế phải được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn về kết cấu và thiết kế xây dựng. Thiết kế phải đảm bảo tính ổn định, an toàn và tuân thủ các quy định về kỹ thuật và an toàn lao động.
Các yếu tố cần xem xét trong quá trình thiết kế bao gồm: kích thước và hình dạng của xưởng, khả năng chịu tải của kết cấu, cường độ gió, độ ẩm và sự phân bố tải trọng. Sau khi hoàn tất thiết kế, kế hoạch lắp đặt sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước.
Gia công
Sau khi thiết kế đã được xác định, gia công sẽ bắt đầu. Trong giai đoạn này, các bộ phận của khung thép sẽ được sản xuất và gia công tại nhà máy. Quá trình này bao gồm cắt, khoan, uốn và hàn các bộ phận lại với nhau.
Lắp dựng
Sau khi gia công hoàn tất, giai đoạn lắp đặt sẽ được thực hiện. Các bộ phận được giao về địa điểm xây dựng và được lắp ráp bằng cách sử dụng các phương pháp lắp đặt phù hợp. Việc lắp ráp đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác để đảm bảo tính ổn định và an toàn của cấu trúc.
Sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt, các công tác hoàn thiện như sơn, trang trí và các công tác khác sẽ được thực hiện để hoàn thành xưởng khung thép tiền chế.
Để biết thông tin chi tiết về báo giá dịch vụ xây dựng nhà thép tiền chế phục vụ đa lĩnh vực, quý khách hàng vui lòng liên hệ với nhà thầu xây dựng Alpha để được hỗ trợ sớm nhất.
- Địa chỉ: 54 Lưu Hữu Phước – Cầu Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Nhà máy: Lý Thường Kiệt – Yên Mỹ – Hưng Yên
- Hotline: 096.213.2112
- SĐT: (84) 0243.78.76.752
- Fax: 0243.78.76.753
- Email: alphajsc@vnn.vn
Pingback: Tìm hiểu ưu điểm và các ứng dụng của kết cấu thép móng đơn
Pingback: Đơn vị làm nhà mái tôn khung thép giá rẻ, ưu đãi nhất 2023
Pingback: Top 4 loại sàn nhà khung thép phổ biến nhất hiện nay