Bê tông nhẹ là gì? Phân loại các loại bê tông nhẹ phổ biến hiện nay

Bê tông nhẹ là gì?

Tấm bê tông siêu nhẹ hay tấm bê tông nhẹ đúc sẵn là một hỗn hợp bê tông đặc biệt được tạo ra bằng cách kết hợp các vật liệu xi măng, cát, phụ gia… đã được xử lý qua công nghệ sản xuất hiện đại như chưng trong áp suất cao hoặc trộn với các nguyên liệu đặc thù khác. Hỗn hợp được tạo ra sẽ cho một khối bê tông có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông thông thường.

Bê tông siêu nhẹ có cấu trúc bê tông đồng nhất có chất lượng ổn định, khả năng chịu nước, chống mối mọt, chống cháy, cách âm… và thời tiết khắc nghiệt cao. Độ bền của vật liệu này tương đương với đổ bê tông đặc truyền thống nhưng trọng lượng nhẹ hơn gấp nhiều lần. Vật liệu bê tông siêu nhẹ được ứng dụng đa dạng trong các công trình, nhà ở dân sinh, căn hộ, trung tâm thương mại, văn phòng và nhiều nơi khác

Tấm bê tông nhẹ chịu nước, cách âm, cách nhiệt chống cháy hiệu quả (nguồn sưu tầm)

Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ

Phân loại tấm bê tông nhẹ theo chất kết dính trong sản phẩm

  • Bê tông sử dụng cốt dính đặc biệt.
  • Bê tông sử dụng cốt dính hỗn hợp.
  • Bê tông dạng xi măng, thạch cao hay Polime, Silicat.

Phân loại tấm bê tông nhẹ chịu lực theo cốt liệu

  • Bê tông có cốt liệu rỗng.
  • Bê tông có cốt liệu đặc.
  • Bê tông có cốt liệu đặc biệt.

Phân loại tấm bê tông siêu nhẹ theo khối lượng thể tích

  • Bê tông có khối lượng đặc biệt nặng: PV > 2.500 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng nặng: PV = 2.200 kg/m3 – 2.500 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng tương đối nặng: PV = 1.800 kg/m3 – 2.200 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng nhẹ: PV = 500 kg/m3 – 1.800 kg/m3.
  • Bê tông có khối lượng đặc biệt nhẹ: PV < 500 kg/m3.

Các loại sàn bê tông nhẹ phổ biến hiện nay

 1. Bê tông nhẹ khí chưng áp

Bê tông khí chưng áp là một trong những loại bê tông nằm trong phân khúc cao cấp nhất hiện nay. Đây là hỗn hợp xi măng bê tông được làm từ xi măng, cát vàng, thạch cao, vôi, bột nhôm và nước. Trong sản xuất người ta cũng có thể sử dụng tro bay từ xỉ than nhiệt điện để tái chế. Các nguyên liệu phản ứng với nhau tạo thành hỗn hợp bê tông bọt khí với các lỗ rỗng nhỏ. Các lỗ rỗng giúp gia tăng thể tích của bê tông lên tới 5 lần so với các loại bê tông thông thường gặp. 

Sau đó hỗn hợp bê tông này được đưa vào nồi chưng dưới áp suất cao hơi nước bão hòa. Quá trình này tiếp tục giúp hỗn hợp phản ứng với nhau. Sản phẩm cuối cùng có cấu trúc tinh thể rỗ có liên kết vững chắc, cường độ chịu áp lực cao. 

Tại Việt Nam, bê tông nhẹ khí chưng áp có 2 dòng chính đó là gạch bê tông nhẹ AAC và tấm bê tông nhẹ ALC. 

  •  Gạch bê tông nhẹ AAC

Gạch bê tông nhẹ AAC hay còn gọi là gạch bê tông khí chưng áp hoặc gạch AAC, gạch siêu nhẹ. Đây là loại gạch dùng để xây kết cấu bên ngoài hay tường vách ngăn bên trong. Ưu điểm lớn của loại gạch này là cách nhiệt gấp 8 lần gạch thông thường. Sau khi kiểm định, người ta thấy rằng chỉ số tiêu chuẩn chống cháy cao nhất hiện nay đạt EL240 gấp 2 lần gạch chịu lửa khác.

Gạch bê tông nhẹ AAC(nguồn sưu tầm)

Gạch siêu nhẹ có kích thước lớn hơn nhiều so với những loại gạch đỏ, gạch truyền thống khác. Kích thước tiêu chuẩn thường được sử dụng là 600x200x100mm, 600x200x150mm, 600x200x200mm tương ứng với chiều dày của tường vách là 100, 150, 200mm. Đặc biệt, loại gạch này có ưu điểm cao về chống nóng, cách âm, cách nhiệt và chống cháy. Được sử dụng để xây nhà ở, nhà cao tầng,.…

  • Tấm bê tông nhẹ ALC

Tấm bê tông nhẹ ALC là sản phẩm kế thừa toàn bộ những đặc điểm nổi bật từ bê tông khí AAC như khả năng cách âm, cách nhiệt, khả năng chống cháy, trọng lượng siêu nhẹ chỉ bằng gần 1/3 so với vật liệu xây thô thông thường và cả khả năng chống thấm và chống nóng vượt trội.

Để sử dụng tốt nhất tấm bê tông nhẹ ALC nên kết hợp lưới thép gia cường. Lưới lớp thép gia cường 02 lớp cùng lớp bảo vệ cốt thép chống ăn mòn tạo ra kết cấu bê tông nhẹ cốt thép bền vững. Nhờ vào sự ra đời của loại bê tông này đã giúp cho công việc xây dựng thuận tiện và tối ưu hơn rất nhiều. Đây sẽ là giải pháp tối ưu cho những công trình như nhà lắp ghép, nhà tiền chế, nhà công nghiệp,…

Tấm bê tông khí chưng áp là dạng tấm panel có hình chữ nhật chiều dài từ 1m2 tới 4m8. Chiều rộng là 0.6m, chiều dày của tấm bê tông gồm các kích thước như: 7.5cm, 10cm, 15cm và 20cm.

Tấm bê tông nhẹ ALC(nguồn sưu tầm)

2. Bê tông nhẹ EPS

Tấm bê tông siêu nhẹ EPS hay còn là tấm bê tông xốp hoặc tấm bê tông đúc sẵn. Loại chất liệu mới này khi du nhập về Việt Nam đã trở thành vật liệu xây dựng chủ đạo cho nhiều công trình hiện nay. 

Bê tông xốp bao gồm: Xi măng, cát, nước, hạt dãn nở EPS –  Expanded Polystyrene và một số loại phụ gia khác,…

Loại bê tông này được sản xuất theo một quy trình công nghệ cao. Nó đã trở thành một vật liệu có thể thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, nhất là giảm thiểu hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Tấm bê tông nhẹ EPS(nguồn sưu tầm)

3. Bê tông nhẹ Cemboard

Tấm Cemboard là dòng xi măng nhẹ dạng tấm cứng. Cemboard có kích thước tiêu chuẩn là 1220 x 2440 với các độ dày khác nhau, được lắp ghép trên hệ khung sắt hộp được định hình sẵn, định vị bằng vít chuyên dụng nên quá trình thi công rất thuận tiện và nhanh chóng.

Hỗn hợp được phối trộn từ các vật liệu tự nhiên như xi măng portland + cát siêu mịn + Đá vôi + sợi cellulose. Chúng được trộn lẫn với nhau, sau đó được cán đều đến độ dày nhất định, lúc này sợi cellulose sẽ giúp các nguyên liệu được liên kết chặt chẽ hơn. Cuối cùng, tấm được ép đến cường độ cao nhất định, cắt tỉa theo tiêu chuẩn xong cho vào lò hấp ở nhiệt độ 1300oC trong 48h. Điều này sẽ giúp tấm bê tông bền chắc hơn, không cong vênh, biến dạng trong quá trình sử dụng.

Tấm Cemboard được sản xuất theo dây chuyền hiện đại của Pháp, đạt những tiêu chuẩn cao về tính dẻo dai, cường độ nén chịu lực, khả năng chịu nước, khả năng chống cháy, đáp ứng nhu cầu sử dụng tại Việt Nam và cho xuất khẩu.

Tấm Cemboard(nguồn sưu tầm)

4. Bê tông nhẹ xuân mai

Sàn bê tông nhẹ Xuân Mai hay còn gọi là sàn bê tông lắp ghép Xuân Mai. Đây là phương án làm sàn bê tông nhẹ kết hợp giữa lắp ghép và đổ bê tông tại trỗ. Các cấu kiện lắp ghép là dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn, gạch block bê tông lỗ rỗng. Các cấu kiện dầm bê tông dự ứng lực được lắp ghép tạo hệ khung cho sàn chịu lực. Còn các viên gạch block bê tông lỗ rỗng được lắp ghép phía bên trên. Sau khi sàn được lắp ghép bởi dầm bê tông và gạch block, cần đan lưới cốt thép. Lưới thép này phía bên trên bề mặt và tiếp tục đổ một lớp bê tông tươi dày khoảng 4cm.

Thi công sàn bê tông nhẹ Xuân Mai(nguồn sưu tầm)

 

Sau khi quá trình đổ bê tông tươi phía mặt bên trên kết thúc cũng là lúc hoàn thành việc thi công sàn bê tông Xuân Mai. Chúng ta cần bảo dưỡng bề mặt và đợi bê tông đạt đủ cường độ mới có thể sử dụng.

Sàn bê tông lắp ghép Xuân Mai thi công nhanh, tiết kiệm hơn so với sàn bê tông liền khối. Đặc biệt, đối với các công trình nhà cải tạo, cơi nới thì giải pháp này khá hiệu quả. Những công trình xây nhà tại vị trí đi lại khó khăn thì giải pháp này cũng khá phù hợp.

Đặc điểm và ứng dụng của bê tông nhẹ

1. Bê tông nhẹ chống nóng tốt

Ở những nơi có điều kiện thi công dễ dàng và thuận tiện có thể sử dụng phương pháp thi công thông thường. Còn ở những nơi có điều kiện thi công khó khăn, khắc nghiệt có thể sử dụng phương pháp thi công bằng các tấm bê tông đúc sẵn.

 2. Bê tông nhẹ chống cháy

Bê tông nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp. Điều đó sẽ giúp không gian được cách nhiệt tốt với môi trường nên sẽ tạo ra hiệu ứng vào ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Kết cấu của bê tông nhẹ không thay đổi khi gặp điều kiện lạnh đột ngột và có khả năng chịu được mức nhiệt lên đến 1200 độ C.

3. Cách âm

Khả năng cách âm của loại vật liệu này là nhờ vào cấu trúc bột khí và hấp thụ âm thanh tốt. Âm thanh được truyền từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài đều chuyển động theo đường ziczac. Sóng âm sẽ chia nhỏ dần tại các đường gãy và giảm thiểu được tối đa âm thành khi xuyên qua bức tường, trần, sàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo